Cát căn còn được gọi là củ sắn dây, cam cát căn, bạch cát, phấn cát,...tên khoa học là Pueraria thomsonii Benth. Cát căn là vị thuốc nam quý, có vị ngọt, tính mát thường được dùng để giải ngộ độc rượu, cảm nắng, nóng sốt kéo dài, đau nhức vùng lưng, huyết áp cao và chứng ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên dược liệu có tính mát nên kiêng dùng cho người nóng sốt mà sợ lạnh, âm hư hỏa vượng và thương thực hạ hư,.. chi tiết bên dưới. Cát căn là cây gì, mọc ở đâu? Tên gọi khác: Củ sắn dây, Cam cát căn, Bạch cát, Phấn cát. Tên khoa học: Pueraria thomsonii Benth Tên dược: Radix Puerariae Họ: Cánh bướm/ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae) Cây cát căn mọc hoang hoặc được trồng tại nhiều địa phương ở nước ta. Rễ củ cát căn được dùng làm thuốc. Ngoài ra hoa của...
Cây tầm xuân có tên gọi khác là dã tường vi, thích hoa, thập tỉ muội,…tên khoa học là Rosa multiflora Thunb. Cây tầm xuân được sử dụng phổ biến trong Đông y với nhiều tác dụng chữa bệnh quý như trị táo bón, chảy máu cam, nhọt độc, bỏng, khó tiểu, nôn ói ra máu,… Người bệnh có thể dùng hoa, lá, rễ hay quả của cây tầm xuân để trị bệnh theo hướng dẫn tham khảo bên dưới. Tầm xuân là cây gì, mọc ở đâu? Tên khác: Dã tường vi, thích hoa, thập tỉ muội… Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb Họ: Hoa hồng (Rosaceae) Cây tầm xuất vốn là một dạng hoa hồng leo có xuất xứ từ các nước Châu Âu, khu vực Tây Á và Tây Bắc Phi. Trong những năm gần đây, cây giống tầm xuân được bán nhiều hơn ở nước ta. Loại cây này được mọi người ưa chuộng mua về trồng làm cảnh...
Táo rừng có tên gọi khác là hồng rừng, bút mèo, thịnh canh xiểng, vang trầm, mận rừng,...Tên khoa học: Rhamnus crenatus Sieb. Táo rừng là loại cây mọc dại, trái có vị chát và hơi nhớt. Nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, táo rừng thường được dùng ngoài da để cải thiện triệu chứng bệnh eczema, ghẻ ngứa và hắc lào,…chi tiết bên dưới. Táo rừng là cây gì, mọc ở đâu? + Tên khác: Hồng rừng, bút mèo, thịnh canh xiểng, vang trầm, mận rừng + Tên khoa học: Rhamnus crenatus Sieb. (Zucc. var. cambodianus Tard.) + Họ: Táo ta Rhamneceae Táo rừng là loại cây dại mọc tự nhiên thường tìm thấy nhiều ở các vùng đồi núi hoặc ven đường. Cây thường mọc nhiều ở các tỉnh như Ninh Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phú và Lào Cai,… Theo các nhà nghiên cứu khoa học cho biết, trong lá và rễ...
Cây tầm gửi gạo còn được gọi là tầm gửi, chùm gửi, tầm gửi cây gạo,... có tên khoa học: Taxillus chinensis là loài thực vật sống ký sinh trên cây gạo trắng hoặc gạo tía. Tầm gửi có nhiều công dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ điều trị sỏi đường tiết niệu, giảm đau nhức xương khớp và làm mát gan,...chi tiết bên dưới. Cây tầm gửi gạo là cây gì, mọc ở đâu? Tên gọi khác: Tầm gửi, Chùm gửi, Mộc vệ trung quốc, Tầm gửi cây gạo, Ký sinh cây gạo,… Tên khoa học: Taxillus chinensis Họ: Tầm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae) Tầm gửi phân bố nhiều ở các tỉnh của nước ta, cây có thể sinh sống tại các tỉnh trung du miền núi đến đồng bằng. Tầm gửi thường sống ký sinh trên thân cây gạo, cây đa và cây dâu tằm (tầm gửi dâu được xem là dược...
Cây vàng đắng có tên gọi khác là hoàng đằng, dây khai, dây đằng giang, dây vàng,...có tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour. Vàng đắng có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc thường được dùng để điều trị chứng kiết lỵ, viêm phế quản, lở ngứa ngoài da, kẻ chân ngứa, chảy nước và bệnh đau mắt đỏ... Chi tiết về tác dụng dược lý của cây vàng đắng được chia sẻ bên dưới. Cây vàng đắng là cây gì, mọc ở đâu? Tên gọi khác: Hoàng đằng, dây khai, dây đằng giang, dây vàng, nam hoàng liên,… Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour Tên dược: Radix et Caulis Fibraurea Tinctoria Họ: Tiết dê (danh pháp khoa học: Menispermaceae) Vàng đắng có nguồn gốc từ Malaysia và các nước Đông Dương. Cây thường sinh sống và phát triển ở những vùng đất ẩm ướt. Ở nước...
Cây tam thất có tên gọi khác là cẩm địa la, thiền liền tròn, ngải máu, tam thất gừng, khương tam thất,... Tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep. Tam thất nam có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp. Bên cạnh đó, dược liệu còn có công dụng cầm máu, giúp điều hòa băng huyết và chữa tiêu sưng,... chi tiết bên dưới. Cây tam thất nam là cây gì, mọc ở đâu? + Tên khác: Cẩm địa la, thiền liền tròn, ngải máu, tam thất gừng, khương tam thất hoặc ngải năm ông + Tên khoa học: Stahlianthus thorelii Gagnep + Họ: Gừng Zingiberaceae Tam thất nam phân bố nhiều ở Việt Nam, Nam Trung Quốc và Lào. Ở nước ta, dược liệu này được trồng nhiều ở các khu vực như Lào Cai, Tây Nguyên và Hòa Bình. Tam thất nam chứa các thành phần như Saponin triterpen,...
Thài lài tía có tên gọi khác là thài lài tím, tên khoa học là Tradescantia pallida đây là loại cây rất quen thuộc thường được trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây thài lài tía còn được sử dụng để làm thuốc có tác dụng khắc phục một số vấn đề sức khỏe như kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, huyết áp cao,… chi tiết tham khảo bên dưới. Cây thài lài tía là cây gì, mọc ở đâu? Tên khác: Thài lài tím Tên khoa học: Tradescantia pallida Họ: Thài lài (Commelinaceae) Cây thài lài tía có nguồn gốc từ châu Mỹ và được du nhập vào nước ta từ khá lâu đời. Ở Việt Nam, cây mọc rất nhiều nơi, nhiều gia đình còn trồng để làm cảnh và tận dụng làm vị thuốc. Dược liệu này có thể được thu hái quanh năm và dùng được cả dưới dạng tươi và dạng phơi khô. Để bảo...
Cây kim ngân có tên khác là kim ngân hoa, nhẫn đông, song bào hoa, nhị hoa, kim đằng,...Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Kim ngân là một cây thuốc quý có nhiều tác dụng chữa bệnh như kháng viêm, chống khuẩn, trị tiêu chảy, lở ngứa, sốt xuất huyết. Đa số các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc chữa bệnh, trong đó hoa kim ngân được sử dụng chủ yếu. Cây kim ngân là cây gì, mọc ở đâu? Tên khác: Kim ngân hoa, nhẫn đông, song bào hoa, nhị hoa, kim đằng Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb Họ: Kim ngân ( Caprifoliaceae ) Cây kim ngân có ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, các nước đông Bắc Mỹ hay Nhật Bản. Ở nước ta, cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Cao Bằng, Sơn...
Cây ngưu tất có tên khác là cây cỏ xước, bách bội, ngưu tịch, hoài ngưu tất, xuyên ngưu tất,...Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume. Ngưu tất là một loại dược liệu có tính ôn, vị đắng, chua đi vào hai kinh can và thận. Trong Y học cổ truyền thường dùng rễ cây ngưu tất trong các bài thuốc chữa viêm họng, đau bụng kinh, sốt, suy thận, phù thũng… chi tiết bên dưới. Cây ngưu tất là cây gì, mọc ở đâu? Tên khác: Cỏ xước, bách bội, ngưu tịch, hoài ngưu tất, xuyên ngưu tất, ngưu kinh, cỏ xước hai răng Tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume, Họ: Dền ( Amaranthaceae ) Cây ngưu tất được trồng bằng hạt. Ở các vùng đồng bằng cây thường được gieo hạt vào các tháng 9 hoặc 10, ở miền núi thì người dân gieo hạt vào tháng 2 – 3. Sau khoảng 6 tháng có thể thu...
Cây vông nem có tên gọi khác là cây vông, thích đồng bì, hải đồng bì,... tên khoa học của cây vông nem là Erythrina orientalis Các bộ phận của cây vông nem như lá, hoa và vỏ thân có tính bình, vị đắng có tác dụng an thần, làm lành vết loét,… Cây vông nem thường dùng để điều trị các bệnh như trĩ, phong thấp, chứng mất ngủ,…chi tiết bên dưới. Cây vông nem là cây gì, mọc ở đâu? + Tên khác: Cây vông, thích đồng bì, hải đồng bì + Tên khoa học: Erythrina orientalis + Họ: Fabaceae Cây vông nem được tìm thấy nhiều ở các nước như Lào, Ấn Độ, Campuchia, Myanma, Indonesia, Xrilanca. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng nhiều ở đất nước ta. Lá và vỏ thân cây vông nem đều chứa alcaloid. Cụ thể, hàm lượng alcaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16%, còn trong vỏ thân là 0,06 – 0,09% và...